LK31-08 Khu đô thị mới Phú Lương, Phường Phú Lương, Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội.
Nguyên liệu thực phẩm chức năng, Dược phẩm và Mỹ phẩm, Dịch vụ Đăng ký công bố Thực phẩm chức năng, đăng ký Mỹ phẩm, đăng ký Quảng cáo và Dịch vụ kiểm nghiệm, Gia công thực phẩm chức năng, mỹ phẩm
Website: http://novaco.vn
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NOVACO
14/6/2023
Posted by: Admin

Việt Nam nghiên cứu thành công chiết xuất Collagen từ Sứa biển

I. Đề tài nghiên cứu: "Nghiên cứu chiết xuất Collagen từ Sứa biển"

Sứa biển là loài động vật biển cấp thấp, có cấu tạo hóa học đơn giản từ nước và protein, trong đó 60% protein trong cơ thể sứa là collagen. Nhận thấy tiềm năng trong việc khai thác, chiết xuất collagen từ nguồn lợi sứa biển, Viện Tài nguyên và môi trường biển, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam đã bắt tay thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ  ứng dụng enzyme trong sản xuất collagen từ nguồn lợi sứa biển Việt Nam”.

 

TS Phạm Thế Thư – Thư ký đề tài trình bày về quá trình lựa chọn nguyên liệu và tách chiết collagen từ sứa biển.

 

TS Phạm Thế Thư – Thư ký đề tài trình bày về quá trình lựa chọn nguyên liệu và tách chiết collagen từ sứa biển.

 

“Việt Nam có rất ít công trình nghiên cứu về chiết xuất collagen. Trong đó, chỉ có duy nhất một công ty trong nước đã thành công và sản xuất collagen từ da cá tra phục vụ xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế lớn. Với những luận cứ khoa học thuyết phục, thông qua Hội đồng thẩm định chuyên môn, Bộ Công Thương đã phê duyệt cho Viện Tài nguyên và môi trường biển thực hiện nghiên cứu chiết xuất collagen từ sứa biển nhằm nâng cao giá trị kinh tế từ nguồn lợi biển”- TS Đặng Tất Thành, chuyên viên chính Vụ Khoa học và công nghệ, Bộ Công Thương cho biết.

Với sản lượng khai thác hàng năm lớn, đề tài thành công sẽ có tiềm năng lớn không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu.

II. Nội dung đề tài Nghiên cứu: "Chiết xuất Collagen từ Sứa biển"

1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hướng tới xây dựng quy trình công nghệ tách chiết collagen từ sứa biển ứng dụng enzyme, có thể ứng dụng ở quy mô công nghiệp hướng tới cung cấp nguồn nguyên liệu collagen an toàn cho ngành chế biến thực phẩm, y dược và mỹ phẩm. 

2. Phương pháp nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu chiết xuất collagen trước đó chủ yếu thương phương pháp hóa học truyền thống, dùng NaOH và HCL nồng độ cao để thủy phân, khử protein và khử khoáng. Công nghệ này có nhiều hạn chế trong đó gây ô nhiễm môi trường. Ứng dụng công nghệ enzyme hứa hẹn nhiều ưu việt: hiệu suất cao, tăng chất lượng collagen, giảm thời gian, giảm ô nhiễm môi trường. 

Từ những nghiên cứu bước đầu, nhóm nghiên cứu Viện Tài nguyên và môi trường biển đã thực hiện và xây dựng quy trình tách chiết collagen ở quy mô phòng thí nghiệm. Từ đó, lựa chọn các thành phần để xây dựng công thức sản phẩm thực phẩm chức năng dạng viên nang. Sản phẩm COLLAJELL được phối hợp bởi Viện Tài nguyên và môi trường biển, Công ty CP dược phẩm NOVACOCông ty TNHH dược – mỹ phẩm Đắc Tín đã hoàn thiện xây dựng bao bì và đăng ký sản phẩm lưu hành.

 

PGS Nguyễn Văn Quân,  Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và môi trường biển cho biết,  trong thời gian tới Viện sẽ tiếp tục tối ưu hóa quy trình công nghệ, xây dựng mô hình tách chiết với quy mô 1-2000 kg/mẻ. Đồng thời, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm dạng viên nang.

“Nghiên cứu công nghệ chế biến nhằm nâng cao giá trị sử dụng và giá trị kinh tế từ nguồn lợi sứa biển là hết sức cần thiết. Việc lựa chọn hướng nghiên cứu xây dựng công nghệ để tách chiết các chất có giá trị cao ứng dụng trong đời sống con người là hướng tiếp cận rất có tiềm năng phát triển. Viện Tài nguyên và môi trường biển luôn đặt mục tiêu hướng nghiên cứu gắn với thực tiễn” - PGS Nguyễn Văn Quân nhấn mạnh.

III. Kết luận đề tài Nghiên cứu: "Chiết xuất Collagen từ Sứa biển"

Ngày 28/5/2020, đoàn công tác do Bộ Công Thương dẫn đầu đã thực hiện kiểm tra giữa kỳ thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ ứng dụng enzyme trong sản xuất collagen từ nguồn lợi sứa biển Việt Nam”. Kết luận chung của đoàn kiểm tra, Viện Tài nguyên và môi trường biển đã triển khai theo đúng tiến độ đề ra.

 

Đoàn công tác kiểm tra định kỳ làm việc tại Viện Tài nguyên và môi trường biển.

 

Đoàn công tác kiểm tra định kỳ làm việc tại Viện Tài nguyên và môi trường biển.

 

Sản phẩm của đề tài được đánh giá cao, có tiềm năng phát triển. Đây là hướng nghiên cứu hoàn toàn mới tại Việt Nam, góp phần đưa công nghệ sinh học ngày càng ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp chế biến, đem lại hiệu quả kinh tế cho nguồn lợi biển nói riêng và nông- thực phẩm Việt Nam nói chung.

 

Việt Nam nghiên cứu thành công chiết xuất Collagen từ Sứa biển

 

Việt Nam nghiên cứu thành công chiết xuất Collagen từ Sứa biển

 

Cũng tại buổi kiểm tra, đại diện Ban điều hành Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 - Bộ Công Thương đã trao tặng Viện Tài nguyên và môi trường biển cuốn Cẩm nang sản phẩm tiêu biểu và Sổ tay công nghệ công nghiệp sinh học. 

( Nguồn trích dẫn: https://hatex.vn/tin-tuc/viet-nam-nghien-cuu-thanh-cong-chiet-xuat-collagen-tu-sua-bien.html ).