CAO CÀ GAI LEO - CAO DƯỢC LIỆU NOVACO
1. Mô tả dược liệu:
- Tên Gọi Khác: Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà bò, cà Hải Nam, cà quạnh, quánh, gai cườm.
- Tên Khoa Học: Solanum procumbens Lous.
- Thuộc Họ: Cà Solaaceae.
- Thuộc tính: Cà gai leo là loài cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m. Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn phân cành nhiều. Cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và có nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, gốc lá hình tròn hoặc hình nêm, đầu tù. Phiến lá có thùy nông không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng. Hai mặt lá đều có gai ở gân chính, nhất là mặt trên. Cuống lá cũng có gai. Hoa màu tím, mọc thành xim 2 -5 hoa ở kẽ lá, ít khi 7 -9. Đài hoa có lông, xẻ thành 4 thùy tam giác nhọn, không gai. Tràng có 4 thùy hình trái xoan nhọn. Nhị: 4 màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc. Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng sau đỏ, đường kính 5 -7mm. Hạt hình thận màu vàng.
Mùa hoa thường nở vào tháng 4 -6, mùa quả vào tháng 7 -9. Thảo dược cà gai leo thường phân bố chủ yếu ở đồng bằng và trung du, phong phú là các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận. Cà gai leo còn thấy ở các nước nhiệt đới châu Á như Campuchia, Thái Lan, nam Trung Quốc. Cà gai leo là cây ưa ẩm, ưa sáng, chịu bóng, thường mọc thành bụi quanh làng, các bãi hoang. Cà gai leo thường mọc hoang ở chỗ nhiều ánh sáng, sinh trưởng phát triển tốt. Cây có khả năng tái sinh bằng hạt hoặc từ các phần thân hoặc gốc còn lại sau khi bị chặt.
Bộ phận thường dùng của cây là rễ và cành lá, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, có thể dùng tươi hay phơi khô hay sấy khô để diều chế thành cao dược liệu cà gai leo.
- Thành phần hóa học:
Cà gai leo có chứa B – sitosterol: lanosterol, dihydrolanossterol; 3B –hydroxy -5alpha – pregnan – 16 –on; solasodenon: solasodin, neoclorogenin; alcaloids, glycoalcaloid, Diosgenin, saponin, flavonids, acidamin.
2. Lợi ích sức khỏe của Dược liệu Cà gai leo
- Chống viêm gan:
Cà gai leo có tác dụng chống viêm gan do virus, viêm gan B mạn tính. Giảm men gan, tăng chức năng gan. Giảm các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, cải thiện tình trạng sức khỏe mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, da niêm mạc vàng, nước tiểu vàng.
- Tác dụng ức chế sự phát triển xơ gan:
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đạt kết quả tới 66,7% cà về lâm sàng và xét nghiệm và tổ chức học đối với xơ gan. Kết quả nghiên cứu cho thấy chế phẩm chiết xuất từ cà gai leo có tác dụng trên men Chollagenase là giàu hàm lượng Chollagen trên mô hình gây xơ gan là 27,0%. Các hoạt chất Glycoalcaloid trong cây cà gai leo làm giàu Chollagen 27,6%.
Hoạt chất glycoalcaloids là hoạt chất chính của cà gai leo có tác dụng ức chế xơ gan, bảo vệ gan và chống viêm. Chiết xuất cao dược liệu cà gai leo không ngăn chặn hoàn toàn xơ gan nhưng có tác dụng làm chậm sự tiến triển xơ gan.
- Tác dụng chống oxy hóa:
Cà gai leo có hàm lượng chống oxy hóa rất hữu ích cho cơ thể chúng ta. Nếu chúng ta tiêu thụ nó, chất chống oxy hóa tự nhiên của nó có thể giúp tấn công các gốc tự do có thể gây ra nhiều bệnh. Các hoạt chất alcaloids, Flavonids trong cà gai leo có tác dụng chống oxy hóa, phân hủy các gốc tự do, bảo vệ các tế bào (đặc biệt là tế bào gan) tránh khỏi các tổn thương do gốc tự do.
- Tác dụng giải độc gan:
Các hoạt chất trong cao dược liệu đặc cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan tránh khỏi các gốc tự do và các chất độc, các tác hại của rượu bia. Cà gai leo còn có tác dụng chống độc đối với nọc rắn.
- Chống ung thư:
Cà gai leo được tin rằng nó có hàm lượng chống ung thư. Nó được đánh giá là nguyên liệu dược phẩm có thể giúp ngăn ngừa và chữa ung thư. Điều này là do loại quả này có chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cơ thể, đặc biệt là ngăn ngừa ung thư.
- Hạ sốt:
Chiết xuất cà gai leo có thể hữu ích như hạ sốt giúp làm dịu và hạ sốt ở trẻ em. Để có được những lợi ích sức khỏe từ cà gai leo bạn có thể bổ sung chúng bằng cách trộn nó với một loại rau khác hoặc luộc nó.
- Giúp ngăn ngừa bệnh scurvy:
Scurvy là một rối loạn trong miệng vì ít vitamin C. Tiêu thụ cà gai leo có thể ngăn ngừa bệnh scurvy vì nó có vitamin C hữu ích như thuốc phòng ngừa bệnh scurvy
- Chữa loét:
Chiết xuất nguyên liệu dược phẩm cà gai leo được đánh giá là thuốc tốt nhất cho các triệu chứng loét miệng. Những người bị loét miệng có thể coi nó như một chế độ ăn uống thông thường và nó cũng sẽ chữa lành vết loét dạ dày.
- Chữa bệnh ngoài da:
Nhọt da, dị ứng, nhọt do nhiệt, kích ứng da có thể được chữa khỏi bằng cách bôi chiết xuất cà gai leo lên vùng bị ảnh hưởng. Bột màu xanh lá cây này có thể hoạt động như một loại thuốc bên ngoài và có thể được áp dụng cho da để điều trị da.
3. Các bài thuốc trong y học cổ truyền có Cà Gai Leo
- Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: cà gai leo 10g, dây gấm 10g, thổ phục linh 10g, kê huyết đằng 10g, lá lốt 10g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 - 30 thang.
- Chữa chứng ho gà, suyễn: cà gai leo 10g, thiên môn 10g, mạch môn 10g, sắc ngày một tháng chia 3.
- Bài thuốc trị cảm cúm, bệnh dị ứng, ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp, rắn cắn: liều dùng 16 – 20g rễ hoạc thân lá cà gai leo sắc uống hàng ngày.
- Làm giải rượu: theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc cà gai leo 50g hãm với nước sôi, cho người say uống thay nước. Dùng bài thuốc này sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan. Theo kinh nghiệm dân gian cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: dùng 35g rễ hoặc thân cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt.
4. Sử dụng Cà Gai Leo có tác dụng phụ nào không?
Nguyên liệu dược phẩm cà gai leo không có chứa độc tố và không gây hại nếu sử dụng ở liều lượng cho phép. Ở liều cao hơn, nó có thể gây buồn nôn, nôn, đau đầu và các tác dụng phụ khác. Thậm chí nó có thể gây ngộ độc nghiêm trọng. Các dấu hiệu ngộ độc bao gồm nhịp tim không đều, khó thở , chóng mặt , buồn ngủ, co giật tay và chân, chuột rút, tiêu chảy, tê liệt, hôn mê và tử vong.
Liều lượng thích hợp của cao cà gai leo phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số điều kiện khác. Tại thời điểm này không có đủ thông tin khoa học để xác định một phạm vi liều thích hợp cho chiết xuất cà gai leo.
Các sản phẩm tự nhiên không phải là luôn an toàn, vì vậy bạn cần đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm và tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác trước khi sử dụng.
Những ai không nên dùng cao cà gai leo?
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng cao cà gai leo nó gây mất an toàn nếu bạn đang mang thai và có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
5. Cần tìm mua Cao Cà gai leo chất lượng ở đâu?
Nếu Quý khách đang có nhu cầu mua Cao Cà gai leo cho mục đích sức khỏe hay mục đích sản xuất Thực phẩm chức năng (TPCN), Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) thì việc tìm mua nguyên liệu Cao Cà gai leo chất lượng là một vấn đề tiên quyết.
NOVACO hiện có hơn 10 năm là nhà cung cấp hàng đầu về nguyên liệu Thực phẩm chức năng ( TPCN), nguyên liệu Dược phẩm, nguyên liệu Mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất Sữa bột tại thị trường Việt Nam. Cung cấp Nguyên liệu Key độc quyền được nghiên cứu bởi Viện nghiên cứu TPCN (Novains).
Chúng tôi có Nhà máy nấu Cao dược liệu đạt ISO 22000:2018 nên có thế mạnh cung cấp nguồn Cao dược liệu chất lượng, Cao dược liệu xuất xứ Việt Nam uy tín với giá thành cạnh tranh.
Chúng tôi sẵn sàng tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của quý khách về sản phẩm, giá cả và phương thức vận chuyển, nhập khẩu hàng. Xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0936.432.966 để đặt mua nguyên liệu này.