Sâm cau có tác dụng gì với sức khỏe? Cách dùng và Lưu ý
Sâm cau là một loại dược liệu có nhiều công dụng tốt, đặc biệt với sức khoẻ sinh lý nam giới và được dùng nhiều trong các bài thuốc y cổ truyền. Chính vì thế, hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của sâm cau đối với sức khỏe sinh lý phái mạnh nhé!
Sâm cau là gì?
Cây sâm cau là loài cây thân thảo, sống nhiều năm, có chiều cao từ 20 - 30cm hoặc cao hơn. Trên thế giới, Sâm cau có nhiều ở Phía nam Trung Quốc, Lào và một số nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây phân bố nhiều ở Miền Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng...) và một số nơi có đồi núi ở Lâm Đồng.
Loại cây thân thảo này ưa sáng, mọc hoang dã.
Đặc điểm của loại cây này:
- Phần thân rễ hình trụ dài, mọc thẳng, hai đầu thót lại, mang nhiều rễ phụ có dạng giống như thân rễ.
- Lá cây tụ họp lại thành túm xuất phát từ thân rễ, xếp nếp giống như lá cau, có hình mũi mác hẹp, dài chừng 20-30cm, rộng khoảng 2,5-3cm, phần gốc thuôn, có đầu nhọn, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song nổi rất rõ; phần bẹ lá to và dài; phần cuống lá dài khoảng 10cm.
- Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở phần kẽ lá, mang từ 3 đến 5 hoa có màu vàng, lá bắc có hình trái xoan, đài hoa 3 răng có lông; tràng hoa 3 cánh nhẵn; có nhị 6, xếp thành hai dãy, chỉ nhị hoa ngắn; bầu hoa hình thoi, có lông.
- Quả nang, dáng thuôn, dài chừng 1,2 – 1,5 cm. Hạt có từ 1 đến 4 hạt, phình ở phần đầu.
- Mùa hoa quả: tháng 5 đến 7.
- Phần sử dụng: Thân rễ cây thu hoạch quanh năm, sau khi đào về cần ngâm nước vo gạo để khử bớt chất độc rồi mới đem phơi khô.
Thành phần hoá học của cây sâm cau:
- Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (căn hành), có tên dược liệu là tiên mao (Rhizoma Curculiginis). Người ta thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu. Củ tiên mao có vỏ màu đen, thịt bên trong có màu trắng, khi phơi củ sâm có mùi thơm ngậy.
- Khi đào lấy củ về, thường phải loại bỏ những rễ con, đem rửa sạch, cạo bỏ phần vỏ ngoài, ngâm với nước vo gạo một đêm để khử độc, rồi mới phơi hoặc sấy khô.
- Trong thân rễ sâm cau có chứa tinh bột, tanin, chất nhầy, acid béo, beta-sitosterol, stigmasterol và các các chất thuộc nhóm cycloartan, hợp chất flavonoid.
- Cây sâm cau là dược thảo có chứa steroid thiên nhiên, có tác dụng dạng như testosteron (một loại nội tiết tố sinh dục nam)
Công dụng của sâm cau trong y học cổ truyền
Từ xa xưa, các nhà đông y học đã biết đến sâm cau có thể sử dụng làm các vị thuốc dùng để bồi bổ sức khỏe.
Bổ thận, tráng dương
Theo các nhà thuốc đông y, sâm cau có tác dụng rất tốt đối với hai kinh can và thận. Khi thận yếu, chúng ta thường gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thận gây nên, trong đó vấn đề nhiều người quan tâm nhất là yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục.
Tác dụng tăng cường sinh lý của củ sâm cau rất mạnh, cả người khỏe và người bệnh sử dụng sâm cau đều có lợi. Sâm cau còn có khả năng cải thiện liệt dương rất tốt.
Điều hòa tiêu hóa
Sử dụng sâm cau có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu chảy xảy ra. Trong sâm cau chứa flavonoid có tác dụng ức chế giải phóng acetylcholin. Từ đó giúp cơ thể ngăn ngừa tiêu chảy.
Người ta có thể sử dụng sâm cau làm nước uống hàng ngày, hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy.
Bổ gân cốt
Sâm cau chữa bệnh chân tay tê mỏi, đau nhức xương khớp. Đặc biệt là tê thấp, một căn bệnh phổ biến thường gặp ở người già, thậm chí một số người trẻ cũng có thể mắc phải.
Uống sâm cau giúp tình trạng bệnh đau nhức giảm đi đáng kể. Hoạt chất chống oxy hóa trong sâm cau giúp cơ thể khỏe mạnh. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng sâm cau để tăng cường sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Tác dụng trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại, sâm cau có tác dụng vô cùng tốt khi kết hợp với các loại dược phẩm hiện đại:
Tăng cường khả năng miễn dịch
Chống bị lão hóa, tăng cường chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu dưỡng khí
Chống co giật, kháng viêm, chống huyết tắc, chống nấm, kháng ung thư
Ngoài ra, sâm cau còn có tác dụng cường tim và giúp giảm huyết áp, giảm đau thắt ngực khi tuổi già.
Cải thiện chức năng sinh lý nam
Rễ cây Sâm cau có chất Curculigin A giúp tăng ham muốn tình dục mạnh, tần suất, thời gian quan hệ và sinh tinh gấp 2 lần. Bổ sung sâm cau còn giúp cơ thể nam giới tăng sản sinh hormon sinh dục, từ đó giúp tăng khả năng sinh lý và ham muốn cho phái mạnh.
Cân bằng nội tiết tố
Y học hiện đại kết hợp sâm cau với các loại thuốc khác mang đến hiệu quả cân bằng nội tiết tố nữ. Ví dụ như sâm cau kết hợp với collagen giúp da sáng mịn và cơ thể khoẻ mạnh. Nhưng cần chú ý sâm cau có nội độc tố nên tránh sử dụng trong một thời gian dài để khỏi nguy cơ bị ngộ độc nhẹ.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Sâm cau giúp tăng cường hoạt động của tim, làm giãn mạch vành, chống huyết khối, chữa cao huyết áp, hạn chế tình trạng đột quỵ và tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, sâm cau có tác dụng chống oxy hoá, giúp bảo vệ cơ thể toàn diện khỏi những tác nhân gây hại từ bên ngoài môi trường, bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Cách sử dụng sâm cau
Sâm cau có thể dùng dạng sắc uống hoặc phối hợp theo các bài thuốc đông y tùy theo mục đích điều trị cao huyết áp, liệt dương... Ngoài ra, sâm cau có thể sử dụng để ngâm rượu uống rất tốt cho cơ thể.
Các bước sơ chế để khử độc sâm cau khá đơn giản, bạn có thể tham khảo cách sau đây:
- Ngâm sâm cau đỏ với nước vo gạo 3 lần.
- Lần 1 và lần 2 cần ngâm trong khoảng 30 – 60 phút.
- Lần cuối cùng để ngâm qua đêm trong khoảng từ 8 – 10 tiếng đồng hồ.
- Khử độc sâm cau là điều bắt buộc dù là sâm cau tươi hay sâm cau khô.
Một số bài thuốc Đông y từ sâm cau
Chữa bệnh liệt dương
Bài thuốc 1:
Sâm cau: 1 kg.
Rượu trắng: 3 lít.
Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được.
Bài thuốc 2:
Sâm cau khô: 1 kg.
Ba kích tím khô: 0,5 kg.
Dâm dương hoắc khô: 0,1 kg.
Ngâm tất cả các vị trên cho vào bình ngâm với 5 lít rượu, ngâm trên 3 tháng.
Bài thuốc chữa tê thấp
Sâm cau khô: 50g.
Hà thủ ô: 50g.
Hy thiêm thảo (cỏ dĩ): 50g.
Rửa sạch, cắt và ngâm với 650ml rượu trắng trong 7-10 ngày (càng lâu càng tốt).
Lưu ý khi sử dụng
-
Khi ngâm sâm cau tươi cần chọn loại rượu mạnh, bởi sâm tươi có chứa nhiều nước, nếu rượu nhẹ sâm rất dễ bị thối.
- Sử dụng sâm cau ở liều cao kéo dài, sẽ gây ra cường dương, dẫn đến hao tổn tinh lực.
- Khuyến cáo những người có thể trạng không tốt, hay ra mồ hôi trộm, táo bón, nóng trong người thì không nên dùng.
Tác dụng phụ của sâm cau cần lưu ý
Sâm cau chứa nội độc tố vì thế không nên sử dụng trong thời gian dài. Nội độc tố có nhiều trong rễ và củ sâm cau. Việc sử dụng sâm cau chưa qua sơ chế để ngâm rượu khiến độc tố hòa tan vào trong rượu. Chính vì thế, khi sử dụng loại rượu này rất có thể gặp các tình trạng như nôn, chóng mặt, phát ban,...
Nam giới có thể gặp tình trạng mệt mỏi, tổn hao tinh lực khi sử dụng quá liều. Với những bệnh nhân gặp các vấn đề về thận, sâm cau có khả năng gây khó chịu, rực người và mệt mỏi.
Sâm cau là loại dược liệu quý cho sức khoẻ nam giới và sức khoẻ toàn diện. Tuy nhiên, mọi người cần cẩn trọng khi dùng các bài thuốc với sâm cau để tránh gặp các vấn đề không đáng có. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!
Nếu quý khách có nhu cầu mua nguyên liệu Cao Sâm Cau,... xin vui lòng liên hệ Hotline: 0936.423.966
NOVACO hiện là nhà cung cấp hàng đầu về nguyên liệu cho ngành sản xuất Thực phẩm chức năng, Nguyên liệu dược phẩm, Nguyên liệu mỹ phẩm, các loại Cao dược liệu như: Cao đinh lăng, Cao hương phụ, Cao cà gai leo, Cao nắng hoa trắng, Cao diệp hạ châu,...