
Cao Dạ Cẩm
- Tình trạng: Còn hàng
- Xuất xứ: Việt Nam.
- Dạng bào chế: Bột, Cao lỏng, cao đặc, cao khô.
- Bảo quản: Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và ẩm.
- Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất.
CAO DẠ CẨM - CAO DƯỢC LIỆU NOVACO
1. Mô tả sản phẩm:
- Tên Gọi Khác: Loét mồm, đất lượt, đứt lướt, chạm khẩu cắm,...
- Tên Khoa Học: Hedyotis capitellata Wall.
- Thuộc Họ: Cà phê (Rubiaceae).
- Thuộc tính:
Cây dạ cầm là loại cây thân thảo thường mọc thành từng bụi trườn và mượn cây khác để cuốn vào. Chiều dài trung bình của cây dao động từ 1 đến 4m. Đối với những cây già thường có thân sần sùi, màu xám mốc, không lông. Còn những cây non thân màu xanh hoặc tím, có lông.
Lá của cây dạ cẩm mọc đối xứng với nhau, thường là các lá đơn. Trên mặt lá có nhiều nốt nhỏ sần sùi, lông ngắn, màu xanh thẫm. Đối với mặt sau của lá có lông dài và dày hơn, màu xanh lục nhạt. Các phiến lá dày với cuống dài 3 – 4mm.
Hoa của Dạ cẩm có hình sim, khi có 6 đến 12 hoa tụ lại với nhau sẽ tạo ra hình cầu ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa dạ cẩm có đặc điểm màu trắng hoặc vàng, cánh hoa có hình giáo cuộn ra phía ngoài. Quả của loại cây này ở dạng nang có hình tròn, bên ngoài vỏ gồm các nốt sần. Khi quả khô sẽ nứt vách tạo thành các ô, có thể thấy hạt nhỏ màu nâu đen.
Mùa hoa nở thường bắt đầu từ tháng 4 – 11, tiếp theo là mùa quả từ 11-12. Lưu ý trên một cây có thể có hai màu xanh và tím, màu của cây có thể thay đổi theo mùa. Chính vì vậy mà nhiều người lầm tưởng có hai loại cây dạ cẩm.
Bộ phận dùng của cây Dạ cẩm
Bộ phận của cây Dạ cẩm được dùng để làm thuốc là lá và ngọn non, có thể dùng toàn thân nhưng dược tính sẽ yếu hơn.
Thu hái, sơ chế và bảo quản
Dược liệu Dạ cẩm gần như có thể thu hái quanh năm.
Dược liệu sau khi hái về sẽ được sơ chế và rửa sạch, đem phơi khô và bảo quản để dùng dần, hoặc có thể đem nấu cao. Thuốc được bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp dễ có côn trùng, mối mọt gây hư hại thuốc.
- Thành phần hóa học:
Dạ cẩm chứa alcaloid, ngoài ra còn có tanin và saponin.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong thân, lá và rễ cây Dược cẩm chứa Alkaloid, Saponin, Iridoid, Tanin, riêng ở rễ có thêm Anthranoid. Trong đó, Alkaloid toàn phần trong thân, lá có hàm lượng là 0,14%, rễ là 1,98%. Saponin ở thân, lá chiếm là 0,658% và ở rễ chiếm 0,511%. Còn phần đường của Saponin là Glucose và Galactose.
2. Tác dụng của cây Dạ cẩm
Theo đông y, Dạ cẩm có tính bình, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm dịu các cơn đau, kháng viêm, lợi tiểu.
Vì vậy dược liệu thường được dùng trong các trường hợp bệnh lý:
- Trị các cơn đau do viêm loét dạ dày, bao gồm các triệu chứng như ợ nóng, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng...
- Chữa lở lưỡi, loét miệng, giúp các vết thương nhanh lành.
- Trị đau mắt khi kết hợp với cỏ bạc đầu.
- Trị bong gân khi kết hợp với vỏ Đỗ trọng nam.
Cây thuốc Dạ cẩm có thể sử dụng cả khi tươi và đã sấy khô.
3. Cần tìm mua Cao Dạ Cẩm ở đâu?
Nếu bạn đang có nhu cầu mua Cao Dạ Cẩm cho mục đích sức khỏe hay mục đích sản xuất thành phẩm dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì việc tìm mua nguyên liệu Cao Dạ Cẩm chuẩn là một vấn đề tiên quyết.
Bạn cần phải lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào chuẩn thì mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng, có hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị bệnh và tất cả điều đó sẽ được giải quyết khi bạn lựa chọn nguồn nguyên liệu dược tại NOVACO. Chúng tôi tự tin cung cấp cho thị trường những sản phẩm nguyên liệu dược uy tín, chất lượng với giá thành cạnh tranh.
Chúng tôi tự hào là nhà cung cấp nguyên liệu dược phẩm, nguyên liệu công nghệ sinh học, nguyên liệu thực phẩm chức năng chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên mà bạn lựa chọn.
Chúng tôi sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của quý khách về sản phẩm cũng như tư vấn về giá cả và phương thức vận chuyển, nhập khẩu hàng. Vui lòng liên hệ qua hotline để đặt mua Cao Dạ Cẩm.
Khuyến cáo: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.